Hiện nay, bao bì giấy ngày càng trở nên thịnh hành do mang lại lợi ích thiết thực trong kinh doanh, quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các xưởng in bao bì luôn chú trọng đầu tư váo công nghệ in bao bì. Sau đây là top 4 kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất để in bao bì giấy

In kỹ thuật số

Đây là công nghệ in bao bì mà trong đó hình ảnh sẽ được ép trực tiếp lên giấy nhờ vào thiết bị laser hoặc máy in phun. Hiện nay, in kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi do mang lại nhiều lợi ích như

Nội dung, hình ảnh cần in được nạp vào máy in và được in ra ngay. Không phải nhờ vào thiết bị khác. Từ đó, tối ưu thời gian cho công đoạn in ấn.

In kỹ thuật số phù hợp với nhu cầu in nhanh, in số lượng nhiều, các khách hàng cần đơn hàng lấy gấp, lấy liền mà chất lượng vẫn được đảm bảo

Tin liên quan: Các kỹ thuật in ấn phổ biến nhất

Công nghệ in bao bì

In flexo

In Flexo là công nghệ in bao bì trực tiếp vì có bản in nổi, mực in được truyền lên khuôn in thông qua trục anilox. Tại đây, các chi tiết cần in như chữ viết, hình ảnh sẽ được đặt ở vị trí cao hơn so với chi tiết không in. Ngoài ra, hình ảnh trên khuôn sẽ ngược chiều, mực in được hiển thị nhờ vào trục anilox rồi ép mực lên vật in ở công đoạn ép in.

Công nghệ in bao bì này thường được dùng để in tem nhãn decal, bao bì giấy hoặc in thùng carton Bên cạnh đó, in flexo cũng có thể với các chất liệu khác như: vải, màng polyme…

In lụa hay in lưới

Đây là kỹ thuật dựa trên sự thẩm thấu của mực in đi qua khung lưới giống như tấm vải đã được tạo hình trên đó nhờ lớp keo mỏng. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy…hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

In offset

In offset là công nghệ in bao bì mà ở đó hình ảnh được dính mực in được ép lên các tấm offset (tấm cao su) trước rồi sau đó mới ép từ tấm offset lên giấy.

Công nghệ in bao bì

Ưu điểm của công nghệ in offset

  • Hình ảnh sau in chất lượng cao, nét, sạch hơn
  • Có thể in trên nhiều bề mặt, kể cả gỗ, kim loại, da…
  • Chế tạo bản in dễ dàng hơn
  • Bản in có tuổi thọ cao hơn

Quy trình công nghệ in offset

  • Bước 1: Thiết kế bản in trên máy tính.
  • Bước 2: Output Film bản in thành 4 tấm đại diện cho 4 lớp màu: C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black).
  • Bước 3: Phơi bản kẽm.
  • Bước 4: In offset.
  • Bước 5: Gia công sau in gồm cán bóng hay cán mờ.

Tin hay khác: Các loại giấy in màu đẹp mắt và phổ biến

Trên đây là những công nghệ in bao bì phổ biến nhất, hy vọng quý khách sẽ hiểu rõ đặc điểm của từng kỹ thuật in để từ đó lựa chọn hình thức phù hợp với bao bì sản phẩm của mình đảm bảo đẹp, chất lượng và tiết kiệm chi phí.